Phú Thọ là mảnh đất thích hợp cho những du khách ưa thích du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng ở vùng Đông Bắc Bộ. Với 21 dân tộc đang cư ngụ tại đây, mỗi dân tộc lại mang một màu sắc riêng về phong tục tập quan cũng như văn hóa xã hội. Du khách tới đây sẽ được tham quan các bản, làng của những dân tộc đã sinh sống ở đây từ thời xa xưa để tìm hiểu về đời sống sinh hoạt cũng như các tập tục truyền thống của đồng bào miền núi. Cái chất riêng của đồng bào nơi đây là sự mộc mạc, chân thành và hiếu khách. Cuộc sống hiện đại hóa dường như ít tác động tới những người còn núi rừng này. Cho đến ngày nay nhiều lễ hội truyền thống, diễn xướng, trò chơi dân gian, phong tục tập quán, nếp sống đẹp của đồng bào miền núi vẫn được giữ gìn với đúng bản chất vốn có của nó. Và chính điều đó đã thu hút du khách thập phương đến với Phú Thọ.
Dân tộc Pà Thẻn
Các lễ hội truyền thống phản ánh nếp sống sinh hoạt và đời sống tâm linh của đồng bàn dân tộc miền núi từ thời xa xưa, với ý nghĩa nhìn về tổ tiên và thần linh trên trời. Mỗi khi tới lễ hội là những đồng bào nơi đây tạm gác lại công hàng ngày nô nức, hân hoan đi chơi. Văn hóa lễ hội truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của những người con núi rừng. Trẻ con thì mong đến hội để được vui chơi, người lớn thì gặp gỡ nhau trò chuyện, trao nhau những chén rượu thắm đẫm tình cảm chốn núi rừng hoang sơ. Du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào lễ hội với những người dân bản địa để cảm nhận không khí của các lễ hội vùng cao đặc sắc mà lại rất bình dị. Ví dụ như lễ hội bắt lợn Ông Cầu, lễ hội đánh cá thờ làng kẻ Gáp, lễ hội đình Bảo Đà....
Nổi bật nhất trong tất cả các lễ hội tại Phú Thọ chính là lễ hội đền Hùng. Đây là lễ hội lớn của dân tộc Việt Nam. Lễ hội là dịp giỗ tổ thiêng liêng, được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Hội đền Hùng là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tình thần cộng đồng, nhắc nhở người dân Việt Nam cùng chung sức xây dựng đất nước ngày thêm phồn vinh. Hàng năm có rất nhiều du khách tới với Phú Thọ chỉ để được tham gia vào lễ hội này.
Dâng hương tại lễ hội đền Hùng
Với những du khách ưa thích du lịch thiên nhiên thì có thể đến các địa điểm như: , đầm Ao Châu,vườn quốc gia Xuân Sơn, thác Vạn Mơ, Ao Giời - Suối Tiên, hay thích khám phá, mạo hiểm có thể đến hang Lạng,và sau hành trình khám phá núi rừng du khách có thể nghỉ dưỡng tại Suối nước nóng Thanh Thủy. Tại đây những dòng nước khoáng nóng sẽ giúp bạn thư giãn sau một hành trình dài trên mảnh đất Phú Thọ.
Suối nước khoáng nóng Thanh Thủy
Hang Lạng với những khối thạch nhũ kì ảo
Nền văn hóa tâm linh tại Phú Thọ cũng vô cùng đặc sắc với những ngồi đền, đình, chùa rải rác khắp địa bàn tỉnh. Đền Tam Giang, đền Quốc tổ Lạc Long Quân, đền Hùng, đền Lăng Sương, chùa Thiên Quang, đền quốc mẫu Âu Cơ....Mỗi ngôi đình, đền, chùa đều là nơi linh thiêng để những người con của Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói chung nhớ về nguồn cội của mình. Đó là nơi thể hiện lòng thành và đức tin của những người dân gửi tới tổ tiên.
Đền thờ vua Hùng
Ngoài ra nền ẩm thực tại đây cũng vô cùng đặc sắc với sự có mặt của 21 dân tộc đang cùng sinh sống,Phú Thọ có cả một kho tàng ẩm thực phong phú mà bất kì du khách nào đã tới thì không thể bỏ qua. Những món ăn đặc sản của núi rừng luôn luôn thu hút du khách bởi sự tự nhiên của nó. Từ cách săn bắt, thu hoạch cho đến chế biến và thưởng thức đều rất " núi rừng" sẽ khiến cho du khách đi xa còn nhớ tới đất tổ Phú Thọ.
Đặc sản thịt chua ở Phú Thọ
Bánh Tai
(Nguồn tin tại: http://stravel.asia/du-lich-phu-tho.html)
Xin chân trọng kính chào!
All comments [ 0 ]
Your comments